Cùng với quá trình phát triển của khoa học công nghệ, con người đã nghiên cứu cũng như tìm ra các loại chất phóng xạ, bức xạ,…,những ứng dụng, ảnh hưởng của nó đối với môi trường và cả chính con người. Mặc dù hạt nhân, chất phóng xạ nói chung rất nguy hiểm đối với nhân loại và môi trường nhưng những chất này đều có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như: y tế, điện, vũ khí,….Vì thế, mỗi quốc gia đều phải có một cơ quan kiểm soát chất phóng xạ nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. Đó là lý do mà Cục an toàn bức xạ hạt nhân Việt Nam có trụ sở đặt tại Hà Nội được thành lập.
Lịch sử hình thành và phát triển
– Giai đoạn 1 từ 1994 – 2003: Trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì công tác quản lý an toàn bức xạ hạt nhân được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Vào ngày 30/7/1994 , Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 389/TTg về việc thành lập Ban An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN), trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Khoa học và Công nghệ ngày nay).
– Giai đoạn 2 từ 2003 – 2007: Trên cơ sở Nghị định 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký Quyết định số 1073/2003/QĐ-BKHCN vào ngày 20/6/2003 và Quyết định số 12/2004/QĐ-BKHCN ngày 13/5/2004 về việc thành lập và ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ hạt nhân (KSATBXHN). Từ giai đoạn này, các đơn vị trực thuộc Cục đã được hình thành và có nhiệm vụ chuyên môn rõ ràng, khẳng định tầm quan trọng của công tác quản lý an toàn bức xạ trong thời đại hiện nay.
– Giai đoạn 3 từ 2007 – nay: Ngày 20/6/2007 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 1112/QĐ-BKHCN về việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Cục và được giữ nguyên cho đến nay. Năm 2008, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký quyết định số 630/QĐ-BKHCN đổi tên Cục KSATBXHN thành Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) và ngày 10/10/2008, ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động mới của Cục ATBXHN dựa trên Quyết định số 2248/QĐ-BKHCN, thay cho Điều lệ cũ.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
– Về vị trí, chức năng: Cục An toàn bức xạ hạt nhân – Viet Nam Agency for Radiation and Nuclear Safety (viết tắt là VARANS), là tổ chức trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi các nhiệm vụ: Quản lý Nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân trên phạm vi cả nước; Quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý.
– Về nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức VARANS có nhiệm vụ: Tổ chức, xây dựng, quản lý, kiểm tra, nghiên cứu, hướng dẫn, hỗ trợ và thực hiện các hoạt động có liên quan đến hạt nhân, chất phóng xạ trên phạm vi cả nước; Thực hiện các nhiện vụ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân được quy định tại Điều 4, Quyết định số 1588/QĐ-BKHCN ngày 11/6/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Cụ thể bao gồm:
Thông tin liên hệ
– CỤC AN TOÀN BỨC XẠ HẠT NHÂN
– Địa chỉ: Tầng 14, 113 Trần Duy Hưng , Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Điện thoại: 024 3942 8636 – Fax: 024 3822 0298
– Email: [email protected] – Website: www.varans.vn
Trên đây là một số thông tin về lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục an toàn bức xạ hạt nhân Hà Nội mà đội ngũ biên tập viên 24hTin muốn gửi đến bạn đọc đang muốn tìm hiểu. Hi vọng rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như hiểu rõ hơn về cơ quan quản lý an toàn bức xạ của nước ta.
Nguồn tài liệu: varans.vn
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.