Đái tháo đường (hay tiểu đường) là căn bệnh không de dọa liên tục đến sức khỏe của người bệnh nhưng rất khó phát hiện và có thể gây ra vô 24hTin tìm hiểu về vấn đề này.
Nguyên nhân và các dạng bệnh tiểu đường
Tuyến tụy có vai trò sản sinh ra các hormone cần thiết cho cơ thể, trong đó có insulin. Hormone này có tác dụng điều chỉnh nồng độ đường trong máu, giúp các tế bào sử dụng glucose làm năng lượng. Vì thế nếu tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin hoặc insulin không hoạt động tốt thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao, không thể chuyển hóa nuôi tế bào, gây ra bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại, đó là:
► Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1 là do tuyến tụy không thể sản xuất ra đủ insulin cho các hoạt động chuyển hóa năng lượng. Loại bệnh này thường gặp ở trẻ em và độ tuổi vị thành niên. Căn bệnh này mang tính di truyền và được xem là mãn tính. Tuy nhiên một vài nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng có thể chữa khỏi tiểu đường tuýp 1 bằng phương pháp ghép tụy.
► Tiểu đường tuýp 2: Tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở những người độ tuổi trung niên trở lên. Nguyên nhân là do các tế bào không tiếp nhận insulin mặc dù tuyến tụy vẫn hoạt động bình thường.
► Tiểu đường tuýp 3 (tiểu đường thai kì): Xảy ra ở những bà mẹ mang thai. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau khi sinh nhưng nhiều nguy cơ sẽ trở thành tiểu đường tuýp 2 ở lần mang thai sau. Phụ nữ sinh muộn và phụ nữ béo phì là những người có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 3 nhiều nhất.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường
1. Gặp phải một số vấn đề về tim mạch
Khi mắc bệnh tiểu đường bạn sẽ gặp nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch rất cao như: xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch, đau tim, đột quỵ,…
2. Làm tổn thương hệ thần kinh
Lượng đường dư sẽ làm ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ nuôi dưỡng hệ thần kinh, điển hình nhất là các dây thần kinh ở ngón tay, ngón chân. Từ đó người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề như: tê, ngứa, đau ở đầu ngón chân hoặc tay, tê liệt, mất cảm giác. Ngoài ra còn gây loét bàn chân, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, rối loạn cương dương ở nam giới.
3. Làm tổn thương thận
Bệnh tiểu đường làm tổn thương hệ thống lọc chất thải ra khỏi mạch máu được cấu tạo từ hàng triệu cụm mạch máu nhỏ. Bên cạnh đó thận phải làm việc liên tục để loại bỏ lượng đường thừa ra khỏi cơ thể, có thể gây suy thận phải chạy thận.
4. Làm tổn thương đến mắt
Bệnh tiểu đường khiến các mạch máu của võng mạc bị tổn thương dẫn đến nguy cơ bị cận, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hoặc nặng hơn là mù lòa nếu các mạch máu này bị vỡ.
5. Biến chứng ở thai kì
Những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kì có nguy cơ gặp phải các vấn đề như: tiền giật sản do cao huyết áp, nhiều nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 ở lần mang thai sau.
6. Biến chứng ở trẻ nhỏ
Nếu mẹ mang thai bị tiểu đường tuýp 2 thì con sẽ có nguy cơ phát triển hơn bình thường vì lượng đường dư thừa quá nhiều khiến mẹ phải sinh mổ. Tương lai bé có thể sẽ mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2. Thậm chí bé có thể tử vong trước hoặc sau khi sinh.
7. Một số biến chứng khác
Ngoài ra, tiểu đường còn có thể gây ra một số bệnh khác như: khiếm thính, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người già, mỡ trong máu, cao huyết áp,…
Sau khi tham khảo bài viết mong rằng các bạn đã biết biến chứng bệnh tiểu đường như thế nào từ đó chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì để có hướng điều trị kịp thời nếu mắc phải căn bệnh này.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.