Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên định nghĩa công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Có mấy loại hình công ty TNHH và chúng khác nhau như thế nào là những vấn đề mà không phải ai cũng biết. Nếu bạn đang có ý định thành lập công ty TNHH để khởi nghiệp, hãy cùng 24hTin tìm hiểu về những vấn đề kể trên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?
► Theo định nghĩa tổng quát, công ty TNHH được hiểu là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được pháp luật thừa nhận và có quyền tham gia vào các hoạt động pháp lý về kinh tế, chính trị, xã hội. Công ty TNHH có thể do 1 cá nhân, 1 tổ chức hoặc nhiều cá nhân nhưng không quá 50 người làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu của công ty TNHH phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài chính khác trong tổng phạm vi giá trị tài sản do các thành viên thành lập công ty góp hoặc cam kết góp (giá trị tài sản này còn được gọi là vốn điều lệ của công ty).
► Theo định nghĩa của pháp luật theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty TNHH bao gồm:
– Công ty TNHH một thành viên do một tổ chức hoặc 1 cá nhân đứng ra làm chủ sở hữu. Công ty TNHH một thành viên được công nhận tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được quyền phát hành cổ phần.
– Công ty TNHH đa thành viên do hai hoặc tối đa 50 người góp vốn, làm chủ sở hữu. công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được quyền phát hành cổ phần.
Phân biệt công ty TNHH MTV – Đa Thành Viên – TM DV
Ngoài loại hình công ty TNHH 1 thành viên và đa thành viên ra còn có công ty TNHH Thương mại Dịch vụ (TM DV). Vậy những loại hình này có gì khác nhau:
1. Sự khác nhau giữa công ty TNHH MTV và Đa Thành Viên:
► Về cơ cấu tổ chức: Công ty TNHH 1 thành viên do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu sẽ có quyền quyết định cao nhất. Công ty TNHH đa thành viên do nhiều người đứng ra làm chủ sở hữu. Nếu số lượng chủ sở hữu tham gia góp vốn thành lập công ty nhiều hơn 11 người, cần phải có một Hội đồng thành viên bao gồm các thành viên có số vốn góp cao nhất. Hội đồng này sẽ có quyền quyết định tất cả mọi việc.
► Quy chế pháp lý với các thành viên: Nếu chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho bất cứ ai thì có thể làm theo ý của mình. Tuy nhiên với công ty TNHH đa thành viên thì khác. Người có nhu cầu chuyển nhượng cần phải ưu tiên cho những thành viên đồng làm chủ sở hữu. Nếu muốn chuyển nhượng cho người ngoài phải nhận được sự đồng ý của các thành viên trong Hội đồng quản trị.
► Thay đổi vốn điều lệ: Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ có thể tăng chứ không thể giảm vốn điều lệ. Khi tăng vốn điều lệ, chủ sở hữu có thể huy động từ người khác. Lúc này công ty TNHH 1 thành viên sẽ chuyển sang đa thành viên. Đối với công ty TNHH đa thành viên, khi muốn tăng hay giảm vốn điều lệ chỉ cần thay đổi số phần góp của các chủ sở hữu theo giá trị cần tăng giảm của công ty.
2. Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ (TM DV)
Về công ty TNHH TM DV, loại hình này cũng có những điểm tương tự theo định nghĩa tổng quát về một công ty TNHH. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của công ty TNHH là có thêm thành tố “thương mại và dịch vụ” hoặc “TM DV” đồng thời chức năng của nó là chuyên về hoạt động mua, bán các loại dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng,…
Trên đây là một số thông tin về định nghĩa công ty trách nhiệm hữu hạn, các loại hình công ty TNHH và sự khác nhau giữa chúng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết để quyết định được loại hình doanh nghiệp mình sẽ lựa chọn cho sự khởi đầu.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.