Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược có giá trị dinh dưỡng cao và giá thành cũng tương đối đắt. Tuy nhiên, có rất nhiều người sau khi mua về và mở ra, dùng không hết nhưng không biết cách bảo quản nên một thời gian sau chúng bị nấm mốc. Vì chúng khá đắt nên một số người cũng không nỡ vứt đi. Vậy đông trùng hạ thảo bị mốc có dùng được nữa không? Nếu có, đông trùng hạ thảo bị mốc xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe?
Đông trùng hạ thảo bị mốc dùng được nữa không?
Đông trùng hạ thảo bị mốc thường là do quá trình tiếp xúc với không khí, độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ tự nhiên. Cũng giống như các loại thực phẩm hay thảo dược khác, khi bị nấm mốc, đông trùng hạ thảo sẽ xuất hiện các chấm lốm đốm màu trắng, sậm đen hoặc các màu sắc bất thường khác; Có mùi hôi mốc và không còn mùi thơm đặc trưng của từng loại đông trùng hạ thảo (tươi hoặc khô) nữa. Vậy lúc này, bạn còn có thể sử dụng chúng được nữa hay không?
Thực chất, nấm mốc là một dạng vi khuẩn, có khả năng gây ra sự phân hủy. Nấm mốc thường xuất hiện trên thực phẩm, dược phẩm, nước,…và đông trùng hạ thảo cũng không ngoại lệ. Việc sử dụng đông trùng hạ thảo bị mốc có thể gây ra một số vấn đề cho hệ tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc. Tuy nhiên, nếu số lượng nấm mốc chỉ chiếm một phần nhỏ (khoảng dưới 5% trên tổng số lượng) thì bạn vẫn có thể sử dụng nếu biết cách xử lý lại.
Hướng dẫn cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc
Đông trùng hạ thảo thường có giá rất đắt nên việc bỏ đi khiến nhiều người cảm thấy vô cùng tiếc và lãng phí. Vậy nên, nếu lượng nấm mốc trong đông trùng hạ thảo ít, bạn có thể xử lý để sử dụng lại. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của chúng có thể sẽ mất đi phân nửa. Để đảm bảo đông trùng hạ thảo bị nấm mốc được xử lý đúng cách và an toàn cho sức khỏe khi sử dụng, các bạn hãy tiến hành theo các bước sau:
– Bước 1: Loại bỏ đi những phần bị mốc nhiều vì thông thường sẽ loại bỏ được ổ mốc.
– Bước 2: Rửa đông trùng hạ thảo bằng nước muối có nồng độ 20 – 30%.
– Bước 3: Chần 1 – 2 lần qua nước có nhiệt độ 65 độ C (dạng khô) hoặc 100 độ C (dạng tươi).
– Bước 4: Phơi khô cho đến khi đạt độ ẩm 13% thì đem đóng gói và bảo quản đúng cách như trên hướng dẫn bảo quản sản phẩm.
Trên đây làcách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc an toàn mà 24hTin muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết làm thế nào để đông trùng hạ thảo bị mốc vẫn có thể sử dụng được mà không gây hại cho sức khỏe, đồng thời không phải vứt bỏ, tránh được sự lãng phí.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.