Theo thống kê, số lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta hiện nay ở mức 25,5 triệu tấn/năm và tốc độ gia tăng trung bình năm khoảng 12%. Cùng với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay thì xử lý rác thải sinh hoạt là một vấn đề đang khiến các nhà chức trách phải đau đầu. Vậy nước ta hiện có những biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt như thế nào? Hãy cùng 24hTin tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đã và đang tiến hành xử lý chất thải sinh hoạt bằng 5 phương pháp chính là: chôn lấp, đốt, tái chế, phun hóa chất và ủ sinh học. Trong đó, mỗi một phương pháp đều có ưu điểm và tồn tại những hạn chế nhất định.
Xử lý rác thải bằng cách chôn lấp
Chôn lấp là phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt đơn giản và phổ biến nhất ở hầu hết các quốc gia. Đây có thể được xem là một phương pháp an toàn với điều kiện rác thải chôn lấp phải được phân loại, bỏ đi những loại rác có khả năng gây nguy hại cho môi trường đất. Chẳng hạn như: kim loại, pin,….Tuy nhiên, nếu quá trình quy hoạch bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn và đảm bảo vệ sinh thì vẫn gây ra nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm đất và nước ngầm. Thực tế, diện tích các bãi chôn lấp ở nước ta hiện nay đang ngày càng bị thu hẹp nên phương pháp này hiện không còn được áp dụng phổ biến.
Xử lý rác thải bằng cách đốt
Phương pháp thiêu đốt không tiêu tốn nhiều chi phí, thời gian xử lý nhanh và lượng tro sót lại còn có thể dùng làm phân bón. Đây là phương pháp xử lý được áp dụng đối với rác thải sinh hoạt và cả rác thải công nghiệp, y tế. Thế nhưng, một vấn đề cần lưu ý khi đốt rác là các lò đốt phải được đầu tư hệ thống xử lý khí thải để không gây ô nhiễm không khí.
Xử lý rác thải bằng hóa chất
Trước đây, người ta thường sử dụng các loại hóa chất như: Clean Air, EM WAT-1, BioStreme 9942F,…để phun xịt các bãi rác, làm mất mùi hôi của rác thải. Tuy nhiên, những hóa chất này lại có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên hiện nay đã không còn được sử dụng phổ biến.
Xử lý rác thải bằng cách tái chế
Một số loại rác thải như: nhựa, giấy, kim loại,…có thể được tái chế để góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất, khai thác và bảo vệ môi trường. Các sản phẩm nhựa, kim loại được sản xuất trở lại để làm hộp đựng thực phẩm, đồ gia dụng,….Còn giấy cũ có thể dùng làm khăn giấy, bao bì, giấy báo. Tái chế là một ngành tiềm năng, có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Xử lý rác thải bằng cách ủ sinh học
Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành công nghệ sinh học thì đã có rất nhiều giải pháp được nghiên cứu để áp dụng vào xử lý rác thải. Phương pháp ủ sinh học được sử dụng cho các loại rác thải hữu cơ không độc hại. Theo đó, các loại rác thải sẽ được khử nước cho đến khi thành dạng xốp và ẩm. Sau đó, độ ẩm và nhiệt độ sẽ được kiểm soát trong quá trình ủ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững.
Trên đây là các phương pháp xử lý rác phổ biến mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc xử lý rác thải như thế nào và hiểu rõ hơn về những phương pháp này. Từ đó, tiến hành phân loại rác thải trước khi vứt để góp phần giúp quy trình xử lý rác được diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.