Ngày nay, hệ thống Pháp luật Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng đang dần trở nên hoàn thiện. Các chế định về người đại diện theo Pháp luật trong các công ty cũng đã được điều chỉnh, bổ sung và có hiệu lực lực từ ngày 01/01/2021 để đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại. Trong đó, những quy định mới về trách nhiệm người đại diện Pháp luật của doanh nghiệp là vấn đề được khá nhiều người quan tâm.
Người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp là ai?
Trong sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp, những người đại diện theo Pháp luật đóng vai trò rất quan trọng. Họ chính là cá nhân đại diện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ những giao dịch của doanh nghiệp. Đối với những vấn đề liên quan đến Tòa án, Trọng tài thì người đại diện sẽ đóng vai trò là bị đơn, nguyên đơn, người có nghĩa vụ và quyền lợi khác liên quan đến Pháp luật,… Quy định về người đại diện theo Pháp luật cũng phải đáp ứng được những tiêu chí sau:
– Người đại diện bắt buộc phải là một cá nhân.
– Người đại diện của doanh nghiệp là cá nhân có thể mang quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo có ít nhất một người đại diện đang cư trú tại Việt Nam. Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ có một cá nhân đại diện thì người này phải cư trú trong nước. Nếu có việc xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo Pháp luật.
– Người đại diện có thể là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc chủ sở hữu công ty.
Số lượng người đại diện Pháp luật
Trước đây, quy định của Luật doanh nghiệp 2005 chỉ cho phép mỗi công ty có một người đại diện duy nhất. Tuy nhiên, theo Luật doanh nghiệp của năm 2020 thì một công ty được quyền có nhiều người là đại diện Pháp luật cho doanh nghiệp. Số lượng người đại diện cũng sẽ tùy thuộc vào loại hình của công ty đó:
Công ty TNHH 1 thành viên
Theo như Khoản 3 Điều 79 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Công ty phải có ít nhất một người là đại diện theo Pháp luật. Người này bắt buộc phải giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong trường hợp mà Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể làm người đại diện Pháp luật”.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Theo Khoản 3 Điều 54 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Công ty phải có một cá nhân đại diện theo Pháp luật. Một trong những người nắm giữ các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ đảm nhận vai trò này. Còn trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì người nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ là người đại diện”.
Công ty cổ phần
Theo Khoản 2 Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Trong trường hợp mà Điều lệ vẫn chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người đại diện Pháp luật doanh nghiệp. Nếu công ty chỉ có một người đại diện thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ giữ chức danh này. Còn trường hợp có hai đại diện thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ đảm nhận”.
Quyền lợi của người đại diện Pháp luật cho doanh nghiệp
Về bản chất, người đại diện Pháp luật của doanh nghiệp cũng là một người lao động bình thường. Vì vậy, họ cũng sẽ có quyền lợi được hưởng lương và các chế độ phúc lợi, bảo hiểm,… như một nhân viên bình thường. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng có những quyền lợi khác nhau dành cho người đại diện Pháp luật và tất cả đều được ghi nhận trong hợp đồng lao động hoặc Điều lệ công ty.
Trách nhiệm của người đại diện theo Pháp luật
Như đã trình bày ở trên, người đại diện Pháp luật sẽ thay mặt cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong các hoạt động kinh doanh. Đây là một vai trò rất quan trọng, do đó cần đòi hỏi người đại diện phải có những trách nhiệm dưới đây:
– Thái độ trung thực, tỉ mỉ và hoàn thành một cách tốt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao để đảm bảo lợi ích hợp Pháp của doanh nghiệp.
– Không được phép lạm dụng chức vụ, địa vị và sử dụng những bí quyết, thông tin, tài sản, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi cho bản thân, phục vụ cho các tổ chức hay cá nhân khác. Hoàn toàn phải trung thành tuyệt đối và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
– Cần phải nhanh chóng thông báo một cách chính xác, đầy đủ cho công ty về doanh nghiệp mà bản thân mình hoặc những người có liên quan đang làm chủ, góp vốn, sở hữu cổ phần theo quy định.
Những quy định về trách nhiệm này được đưa ra cho người đại diện bởi họ đang nắm giữ những thông tin quan trọng của công ty. Vì vậy mà bản thân người đại diện Pháp luật phải luôn biết đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên hết. Việc bản thân có liên quan đến những công ty khác sẽ ảnh hưởng đến yếu tố khách quan trong công việc của người đại diện.
Ngoài việc dựa trên cơ sở Pháp luật, quy định về người đại diện còn phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, những điều này sẽ được thể hiện trong Điều lệ công ty. Hi vọng với những thông tin mà Kiến thức 24h chia sẻ, các bạn sẽ hiểu hơn về các quy định và trách nhiệm người đại diện Pháp luật của doanh nghiệp. Từ đó dễ dàng đáp ứng điều kiện đăng ký thành lập và đảm bảo sự ổn định trong quá trình hoạt động của công ty.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.