Cùng với cavet xe, bảo hiểm xe thì bằng lái xe cũng là một loại giấy tờ bắt buộc phải có đối với người điều khiển phương tiện giao thông. Tuy nhiên, có thể vì nhiều lý do mà một số người chưa thể tham gia sát hạch để được cấp giấy phép lái xe. Vậy trường hợp điều khiển xe mô tô, xe ô tô hoặc các loại xe tương tự mà không có giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng 24hTin tìm hiểu về quy định xử phạt hành vi không có giấy phép lái xe để rõ hơn về vấn đề này.
Các mức xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe
Để hạn chế các trường hợp tai nạn giao thông xảy ra, Pháp luật nước ta đã đưa ra những quy định cụ thể về mức xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe tại Điều 21, Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
Đối với người điều khiển xe mô tô
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xylanh trên 50 cm3.
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xylanh dưới 175 cm3 hoặc các loại xe tương tự xe mô tô vi phạm lỗi:
a) Không có giấy phép lái xe;
b) Sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Sử dụng giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
d) Có giấy phép lái xe do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xylanh trên 175 cm3 vi phạm lỗi:
a) Không có giấy phép lái xe hạng A2;
b) Sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Sử dụng giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
d) Có giấy phép lái xe do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia.
Đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy kéo, các loại xe tương tự ô tô
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm lỗi:
– Không có giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện đang điều khiển;
– Giấy phép lái xe đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;
– Sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
– Có giấy phép lái xe do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia.
Ngoài các hình thức xử lý trên thì người vi phạm còn có thể bị tạm giữ phương tiện giao thông trong vòng 07 ngày (theo Khoản 1, Điều 78) và tịch thu loại giấy phép lái xe không đúng quy định (tại Điểm b, Khoản 5 và Điểm a, Khoản 7).
Trường hợp không có giấy phép lái xe gây tai nạn
Nếu người điều khiển phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe mà gây tai nạn thì ngoài việc bị xử lý hành chính, tịch thu phương tiện thì còn phải chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Trách nhiệm dân sự
Điều 584, Bộ luật dân sự 2015 quy định người nào có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường. Do đó, trường hợp điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn, dẫn đến tổn hại về sức khỏe, tính mạng của người khác thì phải bồi thường theo quy định như sau:
– Chịu trách nhiệm về thiệt hại sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự;
– Chi phí cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho người nhà của người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác theo luật;
– Bồi thường tổn thất tinh thần do các bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ tính tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trách nhiệm hình sự
Điều 260, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm đối với trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông gây thiệt hại như:
– Làm chết người.
– Làm tổn hại sức khỏe cho 1 người mà tỷ lệ từ 61% trở lên.
– Làm tổn hại sức khỏe cho 2 người mà tỷ lệ từ 61% đến 121% trở lên.
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Trên đây là các mức xử phạt hành vi không có giấy phép lái xe theo quy định hiện hành mà chúng tôimuốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết tội không có giấy phép lái xe phạt bao nhiêu và những hình phạt bổ sung khác là gì. Từ đó, tuân thủ và chấp hành tốt theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như người khác.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.