Tranh chấp đất đai là một vấn đề không mấy xa lạ ở Việt Nam, chiếm khoảng 70% các vụ khiếu nại mà Nhà nước nhận được, chưa tính đến các trường hợp tranh chấp tự hòa giải. Vậy thế nào là tranh chấp đất đai? Hãy cùng tham khảo một số thông tin mà Kiến thức 24h chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Thế nào là tranh chấp đất đai?
Theo Khoản 24, Điều 3, Luật đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai là việc tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của hai hoặc nhiều bên trong mối quan hệ đất đai. Có nghĩa là tranh chấp đất đai bao gồm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất, địa giới của đất, tài sản gắn liền với đất, mục đích sử dụng đất phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày, thừa kế, hợp đồng dân sự,….
Các trường hợp tranh chấp đất đai
Các trường hợp tranh đất chấp đai có thể được chia làm 4 nhóm sau:
– Tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất: Trường hợp này thường là tranh chấp về địa giới của đất liền kề mà do Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng bị trùng diện tích hoặc mảnh đất trống, không ai có quyền sử dụng.
– Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất: Trường hợp tranh chấp này có bản chất liên quan đến hợp đồng dân sự. Chẳng hạn như: hợp đồng cho thuê đất; chuyển nhượng quyền sử dụng đất; góp vốn hay bảo lãnh, thế chấp bằng quyền sử dụng đất,….
– Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất: Tranh chấp này liên quan đến quá trình phân chia hoặc yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Tranh chấp thừa kế nếu được khởi kiện cũng sẽ giải quyết như các tranh chấp về di sản khác.
– Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Tranh chấp này nhằm xác định người có quyền sử dụng hợp pháp đất và những tài sản gắn liền trên mảnh đất đó. Tài sản có thể là: nhà, công trình, chuồng trại chăn nuôi, hệ thống tưới tiêu, vườn cây,….
Trên đây là một số thông tin về vấn đề tranh chấp đất đai mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ thế nào là tranh chấp đai cũng như những trường hợp tranh chấp đất phổ biến ở nước ta hiện nay.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.