Vấn nạn mua bán người đã và đang xảy ra trên khắp 63 tỉnh thành của nước ta, đặc biệt là khu vực biên giới cũng như các tỉnh phía Bắc. Mỗi năm có hàng nghìn vụ mua bán người được phát hiện và triệt phá trên phạm vi cả nước với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Vấn nạn này không chỉ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người mà còn gây bất ổn cho xã hội. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm và các yếu tố cấu thành tội phạm mua bán người.
Tội phạm mua bán người là gì?
Điều 150, Bộ luật hình sự 2015 quy định: Những người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc dùng những thủ đoạn khác để thực hiện các hành vi sau đây nhằm mục đích giao nhận tiền, tài sản có giá trị hoặc lợi ích vật chất khác phục vụ cho việc bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hay các hành vi vô nhân đạo khác thì được xem là tội phạm mua bán người:
– Chuyển giao hoặc tiếp nhận để chuyển giao người, nhận tiền hoặc các tài sản có giá trị, lợi ích vật chất khác;
– Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc các hành vi vô nhân đạo khác;
– Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác thực hiện các hành vi trên.
Nạn nhân của hành vi mua bán người có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên. Nếu nạn nhân dưới 16 tuổi thì được xếp vào tội thuộc Điều 120 của Bộ luật hình sự 1999.
Các yếu tố cấu thành tội phạm mua bán người
Mua bán người được xem là hoàn thành khi đối tượng đã thực hiện xong hành vi. Nếu việc mua bán người chưa xảy ra thì được xem là hành vi phạm tội chưa đạt. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự cho tội danh này không phụ thuộc vào việc nạn nhân có biết hay không biết mình đang bị mua bán. Các yếu tố cơ bản cấu thành tội phạm mua bán người là:
– Khách quan: Có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị; Nạn nhân phải đủ 16 tuổi trở lên.
– Chủ quan: Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là bất chính nhưng vẫn cố ý thực hiện.
– Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể và nhân phẩm của con người.
– Chủ thể: Bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người chưa đủ 16 tuổi nếu tham gia vào quá trình phạm tội thì được xem là đồng phạm.
Trên đây là khái niệm và yếu tố cấu thành tội phạm mua bán người theo quy định của pháp luật Việt Nam mà Khiến Thức 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về loại tội phạm nguy hiểm này.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.