Đậu nành có tên khoa học là Glycine max, là một loại hạt thuộc họ đậu rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm. Hiện nay đậu nành được sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành rất nhiều sản phẩm khác nhau như: sữa, bộp, đậu hũ,…Những sản phẩm được làm từ đậu nành không chỉ được đánh giá cao về hương vị mà còn về giá trị dinh dưỡng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem giá trị dinh dưỡng của đậu nành là gì?
Thành phần các chất dinh dưỡng trong đậu nành
► Đạm (protein): Đậu nành có chứa khoảng 38% – 47% chất đạm trong đó có rất nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Đây là một chất thành phần của các mô cấu tạo cơ thể.
► Chất béo: Chất béo trong đậu nành chiếm khoảng 18%, chứa nhiều axit béo không no, omega 3, omega 6 và không chứa cholesterol – một chất không tốt cho tim mạch có trong chất béo động vật. Đậu nành cũng chứa nhiều axit béo bão hòa không gây hại mà ngược lại giúp chống béo phì, mỡ trong máu.
► Vitamin: Trong đậu nành chứa khoảng 13% là các chất vitamin cần thiết cho cơ thể con người như vitamin K1, A, B1, B2, E,..
► Bột đường: Chiếm 28%, là một chất cung cấp năng lượng cho các hoạt động sinh hóa của cơ thể. Nếu khẩu phần ăn chứa quá nhiều bột đường sẽ dẫn đến một số nguy cơ về tim mạch, bệnh tiểu đường. Tuy nhiên trong đậu nành có chứa một hàm lượng nhỏ glycemic giúp kiểm soát lượng đường trong bữa ăn, rất thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường.
► Ngoài ra, đậu nành còn chứa một số các chất cần thiết khác như nước, khoáng chất, chất xơ tốt cho đại tràng, tim mạch, xương,…và một số các hợp chất thực vật khác như Isoflavones, Axit phytic, Saponin,…
Giá trị dinh dưỡng của đậu nành
Đậu nành được xem như một loại thực phẩm thay thế thịt ở nhiều quốc gia trên thế giới vì có chứa nhiều đạm, ít mỡ và cholesterol. Bên cạnh đó, sữa đậu nành được đánh giá là có hàm lượng chất dinh dưỡng gần giống với sữa bò. Hơn nữa, trong sữa đậu nành không chứa lactose nên rất thích hợp cho những người bị đau bụng bởi hợp chất này trong sữa bò. Đối với phụ nữ, đậu nành có vô số tác dụng bổ ích như gia tăng hormone nữ tính bởi thành phần isoflavone, giúp ngăn chặn một số vấn đề về tim mạch, rối loạn tiền mãn kinh, ung thư và loãng xương. Ngoài ra còn có một số tác dụng như giảm mỡ, giúp cơ thể khỏe mạnh và thon thả, giúp phòng ngừa và chữa trị một số loại bệnh khác.
Trên đây là giá trị dinh dưỡng đậu nành mà 24hTin muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm một số kiến thức hữu ích về đậu nành mang lại và bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của gia đình không chỉ để bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả những người thân yêu.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.