Không ít gia đình do bận rộn nên thường nấu nhiều thức ăn để dành cho bữa ăn sau, bởi giúp tiết kiệm thời gian lẫn công sức. Tuy nhiên, mỗi người cần phải biết bảo quản đồ ăn dư thừa sao cho đúng cách để không gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe người dùng. Hiện nay, phần lớn các gia đình đều có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm qua đêm nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng hợp lý bởi mỗi loại thức ăn có phương pháp bảo quản khác nhau. Tìm hiểu những cách bảo quản đồ ăn dư thừa qua đêm để có thể phân chia thực phẩm sao cho hợp lý mà không gây lãng phí, bên cạnh đó còn giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Bảo quản thực phẩm dư thừa qua đêm như thế nào?
Thức ăn đã nấu chín phải chờ đến lúc vừa nguội mới được đưa vào tủ lạnh và tách riêng với ngăn để thực phẩm tươi sống. Thực phẩm tươi sống như thủy sản, thịt cũng như các loại phủ tạng động vật nên được rửa sạch máu, chất thải bẩn và để trong hộp kín. Tuy nhiên, cách để đồ ăn qua đêm thường dùng là cho vào tủ lạnh nên khó đảm bảo đúng nhiệt độ yêu cầu dù bỏ ở các ngăn khác nhau. Do đó, bạn không nên chứa quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh mà chỉ nên để mức độ vừa phải từ đồ ăn vài ngày đến một tuần, tốt nhất là nên trữ ăn trong ngày. Thực phẩm để ở ngăn đá lấy ra sử dụng phải làm tan băng đá. Đối với thực phẩm sống, bạn cần rửa sạch trước khi chế biến để cho thức ăn chín đều. Còn những thực phẩm đã nấu chín để trong tủ lạnh thì bữa nào lấy ra vừa bữa đó và bạn nên đun lại trước khi ăn.
Không chỉ những thức ăn còn dư để ở ngoài dễ bị hư hỏng, chua hoặc có mùi thiu mà dù bảo quản ở điều kiện tủ lạnh cũng có tình trạng tương tự. Bạn cần phải biết các quy tắc giữ thức ăn để qua đêm trong tủ lạnh ngay sau khi ăn, với điều kiện là đồ ăn nguội hẳn. Bởi nếu thức ăn còn nóng mà cho vào nhiệt độ thấp sẽ gây ngưng tụ hơi nước, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Thêm vào đó khi bảo quản thức ăn trong ngăn mát, vi khuẩn vẫn phát triển nhưng chậm lại. Đó là lý do thức ăn vẫn có thể bị hỏng khi để trong tủ lạnh.
Bạn cần ghi nhớ rằng, cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh quan trọng nhất là không nên để chung các loại thực phẩm với nhau. Thức ăn cần được phân loại theo đồ sống, chín, thịt, cá,…và chứa trong các hộp chuyên dụng hoặc màng bọc thực phẩm. Với trường hợp không có tủ lạnh, chúng ta cần đun sôi, tức giữ cho thức ăn sôi ít nhất trên 60 độ C và để được tối đa qua đêm ở môi trường nhiệt độ bình thường, nghĩa là dưới 25 độ C. Còn trong trường hợp nhiệt độ môi trường cao thì vi sinh vật sẽ phát triển nhanh.
Khi chúng ta đã để qua đêm và đun sôi lại, nếu quá 4 tiếng đồng hồ mà chưa ăn thì khả năng sinh sôi nảy nở của các loại vi trùng tăng lên rất là nhiều, gây ra các tình trạng ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, không nên để thức ăn qua đêm mà không được bảo quản ở nhiệt độ lạnh.
Ở một số loại thực phẩm, khi đun lại, chất dinh dưỡng có trong thức ăn sẽ mất dần đi, món ăn cũng không còn được ngon như lần chế biến ban đầu. Do đó, chúng ta nên nấu vừa đủ dùng, tránh gây lãng phí cũng như không làm mất đi chất dinh dưỡng của món ăn. Nếu như thức ăn không có điều kiện bảo quản tốt và nhiệt độ không đạt được dưới 25 độ C thì nên ăn trong vòng 4 tiếng đồng hồ kể từ khi chế biến để đảm bảo sức khỏe. Trong trường hợp nhiệt độ môi trường cao hơn thì ta có thể nấu mặn hoặc muối chua, nhưng khi sáng hôm sau phải đun sôi trước khi sử dụng và dùng trong vòng 24 giờ.
Đặc biệt, bạn cần lưu ý đối với các món canh để qua đêm. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng cách bảo quản canh qua đêm là cất riêng phần canh đã đun sôi không nêm gia vị. Dụng cụ bảo quản tốt nhất nên cất trong tủ lạnh là bằng thủy tinh, gốm sứ hoặc hộp giữ tươi.
Nguyên tắc bảo quản thức ăn để trong tủ lạnh qua đêm
Bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh được bao lâu là câu hỏi mà nhiều người nội trợ đặt ra. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn giữ đồ ăn được ngon và an toàn hơn trong tủ lạnh:
– Bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh: Khi cho thức ăn chín vào tủ lạnh, bạn cần bọc ni lông, màng bọc thực phẩm chuyên dụng hoặc cho vào hộp. Lưu ý, nên để càng ít không khí lọt vào càng tốt.
– Không để lẫn đồ chín với đồ sống: Tuyệt đối không để lẫn thức ăn chín và sống lộn xộn nhằm tránh lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời hạn chế được mùi trong tủ lạnh.
– Để thức ăn nguội hoàn toàn mới cho vào tủ: Cách bảo quản đồ ăn chín trong tủ lạnh tốt nhất là phải để nguội hẳn. Nếu thức ăn còn nóng cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước. Từ đó có thể thúc đẩy sự sinh trưởng của vi khuẩn có hại dẫn đến gây độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.
– Nấu lại ngay thức ăn đã nấu chín khi lấy từ trong tủ lạnh ra: Thức ăn chín trong tủ lạnh khi đem ra ngoài cần phải nấu lại ngay tránh vi khuẩn xâm nhập. Bởi thực tế, bất cứ thực phẩm chín hay sống khi lấy từ trong tủ lạnh ra đều rất dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được chúng. Nếu khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ dễ gây khó tiêu, đi ngoài,….
– Tuân thủ thời gian để tủ lạnh cho các loại thức ăn chín: Người dùng không nên bảo quản đồ ăn qua đêm quá lâu kể cả đối với ngăn đá. Tốt nhất chỉ nên cất dùng cho bữa sau như: bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối,…Lâu nhất chỉ nên để thức ăn từ 5 – 6 tiếng.
– Không nên để các loại rau đã chế biến vào tủ lạnh: Khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư. Vì vậy, rau thừa sẽ không tốt cho sức khoẻ và người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.
Trên đây là cách bảo quản đồ ăn qua đêm mà đội ngũ biên tập viên 24hTin muốn chia sẻ đến các bạn. Thức ăn dư thừa dùng được bao lâu cần đi song song với những nguyên tắc bảo quản thực phẩm qua đêm trong tủ lạnh đúng cách để không bị nhiễm khuẩn và gây ngộ độc hay mang mầm mống các loại bệnh nguy hiểm. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ biết được những cách bảo quản thức ăn qua đêm không bị ôi thiu mà vẫn đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.