Có thể nói, các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất công nghiệp và rác thải sinh hoạt là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, môi trường còn có thể ô nhiễm vì những hành vi tưởng chừng như vô hại của con người trong sinh hoạt như: Nấu ăn; Sử dụng ống hút nhựa;….Vậy chúng ta có thể làm gì để gìn giữ môi trường sống? Hãy cùng tham khảo những giải pháp thiết thực để bảo vệ môi trường mà Kiên Thức 24h chia sẻ trong bài này.
1. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức người dân
Để việc bảo vệ môi trường mang lại hiệu quả thì vấn đề quan trọng nhất cần thực hiện là nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp. Lý do là vì chính những hành động của con người là nguyên nhân khiến môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm. Nhà nước cần phải tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thêm vào đó, trường học cần phải giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từ khi các em ở độ tuổi mẫu giáo, cấp 1 để hình thành thói quen tốt. Cụ thể như:
– Bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác thải trước khi vứt: Mỗi loại rác thải có các tính chất khác nhau. Vì thế, chúng cần được phân loại để xử lý theo đúng quy trình. Rác thải kim loại, pin, chai hóa chất là những loại rác thải độc hại, cần được xử lý theo phương pháp riêng.
– Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng: Cây xanh là lá phổi của trái đất. Chúng hấp thụ khí CO2, thải ra khí O2, giúp môi trường không khí được trong lành. Ngoài ra, rừng còn có tác dụng chống lũ, chống xói mòn đất và là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã.
– Tiết kiệm giấy: Giấy tập, giấy vệ sinh nói chung đều được làm từ gỗ. Do đó, tiết kiệm giấy có nghĩa là bạn đang bảo vệ rừng, bảo vệ bầu không khí của hành tinh.
– Sử dụng chất liệu tự nhiên thay thế hóa chất: Thay vì sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, người nông dân có thể thay thế bằng cách dùng thiên địch; Sử dụng xà phòng thiên nhiên thay thế cho xà phòng hóa chất;…..
– Sử dụng năng lượng sạch: Quá trình sản xuất điện sẽ giải phóng một số loại khí có hại cho môi trường. Do đó, chúng ta có thể bảo vệ môi trường bằng cách tiết kiệm điện, sử dụng các nguồn năng lượng có sẵn khác như năng lượng mặt trời và gió.
– Hạn chế hoặc nói không với túi nilon: Túi nilon mặc dù là sản phẩm tiện lợi nhưng nó lại mất đến 400 năm mới có thể phân hủy và là một mối đe dọa đối với môi trường đất. Không những thế, hành động vứt túi nilon xuống sông, hồ còn gây cản trở hệ thống thoát nước, dẫn đến ngập lụt và còn có hại cho các loài sinh vật sống dưới nước.
– Sử dụng vật liệu tái chế: Quá trình khai thác khoáng sản gây ra nhiều tác động tiêu cực cho môi trường. Và hoạt động sản xuất công nghiệp cũng thế. Do đó, việc sử dụng các sản phẩm và chất liệu có thể tái chế cũng là một hành động góp phần bảo vệ môi trường.
– Áp dụng các tiến bộ khoa học vào đời sống: Xăng sinh học; Bàn chải tre; Pin năng lượng mặt trời; Ống hút bột;…là những sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.
2. Hoàn thiện hệ thống Pháp luật về môi trường
Song song với việc tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân thì Nhà nước cũng cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống Pháp luật về môi trường, cụ thể như: Quy định các điều luật phù hợp với thực tế; Đề ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe; Hoàn thiện hệ thống pháp lý theo hướng thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm;….
3. Chú trọng quy hoạch làng nghề, khu công nghiệp và đô thị
Hoạt động sản xuất của các làng nghề, khu công nghiệp là một nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường địa phương. Do đó, quy hoạch làng nghề, khu công nghiệp cần đảm bảo: Cách xa khu dân cư; Có hệ thống xử lý chất thải đúng quy định; Làng nghề, khu công nghiệp phải thường xuyên báo cáo về tình hình môi trường, tình hình xử lý chất thải với cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh việc chú trọng quy hoạch các cụm công nghiệp thì đô thị cũng cần phải được đầu tư hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn. Ngoài ra, địa phương cần phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, lập báo cáo định kỳ về tình hình môi trường.
4. Chú trọng đến các dự án đầu tư
Trước khi quyết định cấp phép xây dựng, hoạt động cho bất kỳ dự án nào, cơ quan có thẩm quyền nên xem xét về tác động của dự án đối với môi trường ở thời điểm hiện tại và cả về lâu dài. Bên cạnh đó, tổ chức lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp cũng là một bước cần thiết và nên thực hiện.
Trên đây là những giải pháp bảo vệ môi trường mà đội ngũ biên tập viên 24hTin muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết thêm nhiều phương pháp bảo vệ môi trường đơn giản, hiệu quả. Từ đó, áp dụng vào cuộc sống hàng ngày và tuyên truyền cho những người xung quanh để cùng chung tay, vì một môi trường xanh, sạch, đẹp.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.