Kinh doanh nhỏ lẻ đang là một trong những phương án được nhiều người hiện nay lựa chọn để tăng thêm thu nhập. Đây là hình thức kinh doanh khá đặc thù so với các lĩnh vực khác bởi bạn không cần phải đầu tư nhiều vốn nhưng vẫn mang về nhiều lợi nhuận, hạn chế rủi ro. Trong bài viết này, 24hTin sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những quy định về các hộ kinh doanh nhỏ lẻ để tránh gặp các trường hợp vi phạm Pháp luật.
Kinh doanh nhỏ là gì?
Trước tiên, muốn biết được những quy định thì bạn cần phải hiểu kinh doanh nhỏ lẻ là gì. Theo đó, đây là cơ sở do một cá nhân, nhóm người hoặc một hộ gia đình thực hiện công việc buôn bán hàng hóa, dịch vụ. Họ phải có trách nhiệm thực hiện đăng ký kinh doanh và xin giấy chứng nhận theo đúng như quy định của Pháp luật. Hiện nay, các ngành nghề khi kinh doanh nhỏ lẻ rất đa dạng, bao gồm: quán ăn, quán cà phê, cửa hàng bán quần áo, mỹ phẩm, đồ handmade, đồng hồ, cửa hàng tạp hóa, gia sư, cộng tác viên bán hàng,…. Tùy vào số vốn đang có và khả năng của mỗi người mà bạn có thể chọn một cách kinh doanh phù hợp.
Kinh doanh nhỏ lẻ có phải đăng ký kinh doanh không?
Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, những ngành nghề hoạt động nhỏ lẻ không phải đăng ký kinh doanh là:
– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.
– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định.
– Buôn bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định.
– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.
– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.
– Thực hiện các dịch vụ: bán vé số, chữa khóa, đánh giày, trông giữ xe, sửa chữa xe, rửa xe, vẽ tranh, cắt tóc, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, trừ những trường hợp không bắt buộc thì những cá nhân khi muốn hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ cần phải bắt buộc đăng ký kinh doanh trên các ngành nghề mà Pháp luật quy định.
Luật kinh doanh nhỏ lẻ
Các cá nhân, hộ gia đình khi tiến hành kinh doanh nhỏ lẻ cũng cần phải tuân thủ theo một số luật lệ về các quy định và đóng thuế để không bị vi phạm Pháp luật:
Quy định hộ kinh doanh nhỏ lẻ
– Cá nhân thành lập, tham gia hộ kinh doanh / kinh doanh nhỏ lẻ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Pháp luật về chủ thể.
– Đăng ký thành lập hộ kinh doanh và nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
– Cá nhân thành lập hoặc tham gia vào kinh doanh nhỏ lẻ không được đồng thời là chủ của doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp các thành viên còn lại trong công ty hợp danh đồng ý).
– Đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh thì hộ kinh doanh phải đáp ứng các quy định.
Kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không?
Hiện nay, các trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ đa số thường được đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh. Đây cũng được xem như là một trong những mô hình được ứng dụng nhiều nhất. Vì vậy, các hộ kinh doanh này cũng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình theo quy định của Pháp luật. Đối với các hộ có doanh hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì được miễn nộp lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Còn các hộ có mức doanh thu từ 100 triệu đồng / năm trở lên thì sẽ phải nộp cả ba loại lệ phí trên.
Trên đây là những quy định về các hộ kinh doanh nhỏ lẻ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng bài viết mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp các bạn hiểu thêm về luật kinh doanh nhỏ lẻ để từ đó có thể thuận lợi buôn bán mà không gặp phải tình trạng bị vi phạm.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.