Du lịch biển là một trong những hình thức được nhiều cá nhân, tập thể lựa chọn để giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực sau những ngày học tập, làm việc cất vả. Biển xanh, cát trắng, nắng vàng,…giúp cho tâm trạng của du khách trở nên thoải mái và bình yên hơn. Tuy nhiên trong chuyến đi, chắc hẳn nhiều người đã gặp phải những vấn đề như: dị ứng, đau bụng, say sóng,….Và đặc biệt, một trường hợp nữa mà rất nhiều du khách gặp phải sau khi tắm biển đó là bị nổi ngứa. Vậy cách xử lý khi tắm biển bị nổi ngứa là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những trường hợp bị nổi ngứa cụ thể và cách để xử lý, chữa trị.
1. Rộp da
Rộp da khi tắm biển là một trường hợp viêm ngứa xảy ra do cơ thể mẫn cảm với tuyến chất độc chưa hoàn thiện của một số ấu trùng sứa. Các chất độc này không gây hại cho cơ thể nhưng hệ thống miễn dịch sẽ tự động tiết ra một số chất chống độc có khả năng gây viêm, ngứa,….Thực ra những chất độc này khi hòa lẫn vào nước biển sẽ bị bất hoạt nên không gây ảnh hưởng đến cơ thể con người. Chúng thường bị mắc kẹt ở tóc hay quần áo của bạn, sau đó nếu bạn phơi nắng quá lâu hoặc tiếp xúc với nước ngọt chúng sẽ chết đi và chất độc bên trong bị xả ra ngoài. Từ đó, cơ thể bạn sẽ bị rộp da. Tình trạng rộp da sẽ trở nên trầm trọng nếu bạn gãi liên tục vào chỗ ngứa.
Để xử lý tình trạng ngứa – rộp da sau khi tắm biển, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc trị ngứa như diphenhydramine để bôi lên da hoặc uống thuốc giảm viêm, đau, kháng histamine như dung dịch hydrocortisone.
2. Ban ngứa khi tắm biển
Ban ngứa là tình trạng nổi ngứa do phản ứng miễn dịch xảy ra bên trong cơ thể bị nhiễm ấu trùng của một nhóm ký sinh trùng giun tròn thuộc họ schistosomatidae có trong nước. Khi tắm biển, da của chúng ta vô tình tiếp xúc với những ấu trùng trong nước. Chúng sẽ chết tại đây và kích hoạt phản ứng miễn dịch – phản ứng gây viêm. Phản ứng này gây ra những đốm ngứa nhẹ ban đầu trên da. Trong vài giờ, những đốm này sẽ lớn lên, trở thành một khối u lớn ngoài da gây ngứa ngáy cực độ.
Để điều trị tình trạng ban ngứa này, bạn có thể để yên cho chúng tự khỏi. Thời gian chúng biến mất có thể là vài ngày hoặc một tuần. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy khó chịu và muốn chữa trị nhanh hơn, hãy sử dụng một số loại thuốc kháng histamine như dung dịch cortisone, thuốc uống hydroxyzine,…hoặc tắm trong bột yến mạch, muối nở (natri bicacbonat), muối epson ( magie sulfat).
3. Viêm da do rong biển
Viêm da do rong biển là phản ứng mẫn cảm của cơ thể do tiếp xúc với một số loại rong biển, trong đó phổ biến nhất là Lyngbya majuscule – một loại rong biển có chất độc nhẹ. Khi bạn bơi lội ở những nơi có rong biển phát triển, chúng sẽ vô tình tiếp xúc hoặc mắc kẹt vào da bạn. Khi lên bờ, các mảnh rong biển bị khô hoặc bị nghiền ép, chà xát vào da, phóng thích chất độc ra ngoài và làm kích hoạt các phản ứng miễn dịch gây viêm.
Để xử lý tình trạng viêm da do rong biển, bạn có thể sử dụng một số loại kem trị ngứa nhẹ như calamie bôi vào vị trí phát ban, uống thuốc histamine để giảm bớt tình trạng viêm. Nếu tình trạng trở nên nặng hơn, bạn có thể sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch prednisone.
4. Viêm da do vi khuẩn
Viên da do vi khuẩn là tình trạng phát ban đỏ xảy ra do nguyên nhân từ vi khuẩn phát triển trong các bộ đồ bơi lặn. Những loại vi khuẩn này có thể là trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas, liên cầu khuẩn sinh mủ Streptococcus hay tụ cầu khuẩn Staphylococcus.
Để xử lý tình trạng viêm da do vi khuẩn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên để không gây ra những ảnh hưởng xấu, bạn nên thông qua sự cho phép của bác sĩ.
5. Viêm da, mẩn ngứa do sứa
Viêm da, mẩn ngứa do sứa là tình trạng da bị viêm, ngứa, đau nhức do tiếp xúc với một số loài sứa. Các loài sứa thường chứa một số chất độc, chúng có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, vùng da tiếp xúc nổi mẩn đỏ, sưng nề, đau nhức, có thể nổi phỏng nước, lở loét. Thậm chí, chất độc của sứa còn có thể dẫn tới sốc phản vệ, khó thở, mạch đập nhanh, nhỏ, tụt huyết áp, bất tỉnh và thậm chí dẫn đến tử vong.
Để xử lý tình trạng này, sau khi lên bờ, bạn nên lập tức lấy cát biển đắp lên để hạn chế nọc độc của sứa. Sau đó có thể tiến hành rửa vết thương bằng nước cốt chanh rồi chườm đá lạnh hoặc rang các loại nguyên liệu như lá ngải cứu, lá đơn đỏ lá khế rồi chườm nóng. Nếu bị nặng thì cần phải đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Trên đây là những trường hợp bị nổi ngứa sau khi tắm biển mà nhiều du khách đã gặp phải. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết cách xử lý khi tắm biển bị nổi ngứa là như thế nào để có một chuyến đi thật vui vẻ và ý nghĩa.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.