Châu Á là một châu lục có 48 quốc gia, trải đều trên diện tích đất rộng lớn. Không những vậy, đây còn là châu lục có dân số đông nhất thế giới, khoảng 4,5 tỷ người theo số liệu thống kê vào tháng 10/2019. Vậy những quốc gia nào đông dân nhất châu Á?
1. Trung Quốc
Trung Quốc là đất nước có dân số đông nhất thế giới nói chung và châu Á nói riêng. Hiện tại, quốc gia này có 1,4 tỷ người, chiếm khoảng 31% dân số châu Á và khoảng 18,5% dân số thế giới. Trước tình hình bùng nổ dân số và nhiều nguy cơ liên quan khác như ô nhiễm môi trường, thiếu việc làm,…chính phủ nước này đã có những chính sách kiểm soát tỉ lệ sinh. Điều này lại khiến Trung Quốc phải đối mặt với một nguy cơ khác là tình trạng dân số tăng trưởng âm và ngày càng già hóa. Nhiều khả năng trong tương lai, Trung Quốc sẽ không còn là đất nước đông dân nhất thế giới.
2. Ấn Độ
Ấn Độ hiện có 1,3 tỷ người, chiếm khoảng 30% dân số châu Á và 17,86% dân số thế giới. Theo nhiều dự báo, vào năm 2027, Ấn Độ sẽ vượt mặt Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Trước thực trạng dân số tăng và đói nghèo, thất nghiệp vẫn không suy giảm, Thủ tướng Ấn Độ đã yêu cầu thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế sinh. Được biết từ những năm 1970, quốc gia này đã từng đề ra chính sách triệt sản với nam giới nhưng về sau đã bị bãi bỏ vì vướng phải nhiều sự phản đối của các nước.
3. Indonesia
Dân số Indonesia hiện tại là 270 triệu người, đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng dân số thế giới và thứ 3 tại châu Á. Quốc gia này cũng đang đứng trước bài toán khó về dân số khi lực lượng lao động quá dồi dào nhưng tỷ lệ thất nghiệp chiếm đến 5%. Rất nhiều thanh niên ở Indonesia không có chuyên môn, phải làm các công việc phục vụ, lao động chân tay. Ước tính, có khoảng 4,5 triệu người Indonesia đang làm việc ở nước ngoài nhưng là các công việc dọn dẹp và có đến 70% là phụ nữ.
4. Pakistan
Pakistan hiện có 216 triệu dân và cũng là quốc gia đang phải đối mặt với nguy cơ bùng nổ dân số. Nguyên nhân là do nước này cho phép đa thê. Trung bình, một phụ nữ ở Pakistan sinh 3 người con. Thậm chí, rất nhiều người đàn ông ở quốc gia này có đến hàng chục đứa con. Theo niềm tin của họ, con cái là do chúa trời tạo ra và ngài sẽ cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng, nên để mọi thứ thuận theo tự nhiên.
5. Bangladesh
Ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng dân số thế giới năm 2019 là Bangladesh với 168 triệu dân. Mặc dù số lượng dân không quá đông nhưng với mật độ 1.295 người/km2 cũng đã gây ra không ít khó khăn cho nước này.
6. Nhật Bản
Dân số Nhật Bản hiện tại là 126 triệu người. Tuy nhiên, vì áp lực công việc quá cao nên nhiều người trẻ ở Nhật Bản có xu hướng sống độc thân, không hẹn hò và kết hôn. Từ đó, quốc gia này đang gặp phải vấn đề thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Tính đến cuối năm 2018, có khoảng 1,5 tỷ lao động nước ngoài tại Nhật Bản và trong 5 năm tới, quốc gia này tiếp tục đón thêm 350 nghìn lao động nước ngoài. Suy giảm và già hóa dân số là vấn đề đang khiến chính phủ nước này phải đau đầu.
7. Philippines
Với số lượng 108 triệu người, Philippines hiện là quốc gia đông dân thứ 7 tại châu Á và thứ 13 trên thế giới. Bên cạnh đó, có khoảng 12 triệu người Philippines sống ở nước ngoài, tạo thành một cộng đồng tha hương lớn và có ảnh hưởng nhất thế giới. Ước tính, khoảng 20% dân số nước này có điều kiện sống dưới mức trung bình.
8. Việt Nam
Việt Nam hiện đang là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, thứ 8 ở châu Á và xếp thứ 3 Đông Nam Á với số dân 97 triệu người. Số lượng lao động dồi dào cũng cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức trong tương lai cho quốc gia.
9. Thổ Nhĩ Kỳ
Dân số Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức 83 triệu người vào năm 2019. Mật độ dân số của nước này khá thấp, chỉ 108 người/km2. Đây là một trong số các quốc gia có sự chênh lệch giàu nghèo cao nhất trên thế giới. Trong đó, đa số người dân vẫn phải sống trong tình trạng nghèo khổ.
10. Iran
Iran là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất trong top các quốc gia đông dân nhất châu Á với 83 triệu người trên tổng 1.630.027 km2 (51 người/km2). Trong đó, có đến 74,9% dân số sống ở thành thị. Mặc dù là đất nước giàu tài nguyên và lao động nhưng quốc gia này đang gặp phải áp lực kinh tế khá lớn và thiếu tiền mặt trầm trọng, khoảng cách giàu nghèo lớn,….
Trên đây là top 10 các quốc gia đông dân nhất châu Á mà đội ngũ biên tập viên 24hTin muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích. Qua đó, hiểu rõ hơn về tình hình dân số châu Á cũng như Việt Nam hiện tại.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.