Hiện tượng biến đổi khí hậu trước đây chỉ xảy ra ở một số nơi trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, do các hoạt động phá rừng, xả khí thải CO2,…của con người mà hiện tượng này ngày càng xuất hiện trên toàn cầu với mức độ thường xuyên hơn, gây ra không ít khó khăn, mối đe dọa cho cuộc sống con người và các loài sinh vật khác. Vậy những hậu quả của biến đổi khí hậu là gì?
Mất đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu không chỉ gây ra ảnh hưởng cho cuộc sống của con người mà môi trường sống của sinh vật cũng bị đe dọa. Trong đó, chim cánh chụt Adelie ở Nam Cực là một ví dụ điển hình. Kể từ những năm 70 đến nay, quần thể chim cánh cụt này đã bị suy giảm 80%. Nguyên nhân là do mất đi môi trường sống của các con mồi và nhiệt độ không phù hợp cho sự sinh sản của chim cánh cụt. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C thì 50% sinh vật trên trái đất sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Mất cân bằng sinh thái
Nhiệt độ nước biển tăng cao là nguyên nhân khiến san hô dần chết đi. Các rạn san hô là nơi sống của nhiều loài sinh vật biển quan trọng. Đồng thời, nó cũng là một lá chắn ngăn ngừa sự sói mòn của bờ biển. Để các loài sinh vật có thể phát triển bình thường thì cần phải có môi trường sống thích hợp. Nếu môi trường sống bị thay đổi có thể khiến sự phân bố các sinh vật bị thay đổi, thậm chí là diệt vong.
Nhiệt độ tăng cao
Nhiều năm trở lại đây, không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới nói chung đang phải gánh chịu những đợt nắng nóng kỷ lục. Điều này tiềm ẩn không ít nguy cơ có hại cho sức khỏe con người, nhất là ung thư da. Không những thế, nắng nóng, hạn hán còn làm ảnh hưởng đến sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi, gây thiệt hại không ít cho đời sống người dân.
Bão và lũ lụt
Không chỉ gây ra hạn hán, biến đổi khí hậu còn khiến những cơn bão, lũ, sóng thần xảy ra ngày một nhiều hơn. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, hơn 30 năm trước, trung bình mỗi năm xuất hiện dưới 10 cơn bão. Trong vòng 30 năm trở lại đây, mỗi năm nước ta đón nhận hơn 12 cơn bão và những đợt lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng, gây ra không ít thiệt hại về người và tài sản.
Băng tan
Theo nhiều cuộc nghiên cứu ở Nam Cực, từ năm 1979 đến 1989 có 40 tỷ tấn băng tan chảy. Kể từ năm 2009 cho đến nay, con số này đã tăng lên 252 tỷ tấn. Ước tính, cứ 360 tỷ tấn băng tan thì mực nước trên toàn cầu sẽ tăng thêm 1 mm. Dự đoán với tốc độ băng tan như hiện nay thì đến năm 2100, mực nước trên toàn cầu sẽ tăng thêm 90 cm, làm mất đi phần lớn lục địa và môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Gây thiệt hại về kinh tế
Không những làm ảnh hưởng đến môi trường sống, những hệ lụy của sự thay đổi khí hậu như: thất mùa, ảnh hưởng đến chăn nuôi, sản xuất, thiên tai, dịch bệnh,…còn gây ra không ít thiệt hại cho kinh tế của các nước (khắc phục hậu quả và ngăn ngừa thiên tai, cứu trợ,…).
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.