Trong vũ trụ có đến hàng triệu và thậm chí là vô số hành tinh mà cho đến nay, con người vẫn chưa thể nào khám phá được hết. Đối với những ai yêu thích thiên văn học thì hành tinh trong vũ trụ và các kỷ lục của chúng sẽ luôn là đề tài được quan tâm hàng đầu. Hãy cùng 24hTin tìm hiểu rõ hơn về những hành tinh thú vị mà con người đã khám phá trong bài viết này.
Hành tinh già nhất vũ trụ
Hành tinh già nhất vũ trụ mà con người biết đến hiện nay là PSR B1620-26b, đã khoảng 12,7 tỷ tuổi. Hành tinh này xuất hiện không lâu sau khi vũ trụ hình thành. PSR B1620-26b xoay quanh hai ngôi sao chủ và cách trái đất 12.400 năm ánh sáng. Hành tinh này có bản chất là một tinh cầu khí khổng lồ và không hề tồn tại oxy, carbon.
Hành tinh trẻ nhất vũ trụ
Nếu không kể đến các hành tinh đang trong giai đoạn hoàn thiện thì BD+20 1790b là hành tinh có tuổi đời non trẻ nhất được con người biết đến – Khoảng 35 triệu năm tuổi. Nó có cấu trúc là một khối khí đặc khổng lồ, gần tương tự như sao Mộc.
Hành tinh lạnh nhất vũ trụ
Hành tinh OGLE-2005-BLG-390Lb có cấu tạo từ một khối băng khổng lồ với nhiệt độ -223 độ, được xem là hành tinh lạnh nhất trong vũ trụ. Nguyên nhân có thể là do hành tinh này cách quá xa ngôi sao chủ, không có đủ ánh sáng và nhiệt độ chiếu lên bề mặt. OGLE-2005-BLG-390Lb cách trái đất của chúng ta đến 20.000 năm ánh sáng.
Hành tinh nóng nhất vũ trụ
Với nhiệt độ bề mặt có khi lên đến gần 10.000 độ C, tương đương với một ngôi sao nhỏ, KELT-9b được xem là hành tinh nóng nhất trong vũ trụ. Thông thường, hành tinh kỳ lạ này luôn có nhiệt độ cao hơn 4.000 độ C. Theo báo cáo của các nhà khoa học, bầu khí quyển của KELT-9b chứa toàn khí kim loại bốc hơi như sắt và titanium.
Hành tinh đẹp nhất vũ trụ
Vành đai phát sáng rực rỡ và kỳ lạ của sao Thổ khiến nó trở nên đặc biệt hơn hẳn các hành tinh khác nằm trong và ngoài Hệ mặt trời. Vành đai này được cấu tạo nên từ các hạt bụi, băng và nhiều thành phần hóa học.
Hành tinh lớn nhất vũ trụ
Với kích thước gấp 20 lần trái đất, TrES-4 được xem là hành tinh lớn nhất trong vũ trụ. Nó nằm cách trái đất khoảng 1.435 năm ánh sáng, có nhiệt độ bề mặt lên đến 1.327 độ C. TrES-4 được cấu tạo nên chủ yếu từ hydro nên có khối lượng rất nhẹ.
Hành tinh nhỏ nhất vũ trụ
Hành tinh tí hon Kepler-37b được phát hiện nào năm 2013. Nó có kích thước nằm giữa mặt trăng và sao Thủy. Mặc dù khá nhỏ bé nhưng nhiệt độ bề mặt của hành tinh này lên đến hơn 400 độ C. Các nhà khoa học khẳng định rằng hành tinh nào càng nhỏ sẽ càng khó được phát hiện.
Trên đây là một số hành tinh và các kỷ lục của nó mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn khám phá được thêm nhiều điều thú vị về vũ trụ, biết được những hành tinh đẹp nhất, nóng nhất,…và hành tinh lớn nhất vũ trụ là gì.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.