Cao huyết áp là căn bệnh khá phổ biến và có xu hướng gia tăng ở Việt Nam gây ra nhiều nguy hại cho những người mắc phải. Huyết áp cao vào thành động mạch liên tục gây nên xơ vữa động mạch. Bệnh cao huyết áp tiến triển âm thầm trong rất nhiều năm, người bệnh sẽ không phát hiện ra các triệu chứng khi mắc phải. Dù không có biểu hiện nào nhưng chứng cao huyết áp vẫn gây ra những tổn thương cho mạch máu, cơ quan nhất là não, tim, mắt, thận,…Vậy bệnh cao huyết áp là gì? Hãy cùng 24hTin tìm hiểu.
Huyết áp là gì?
Tim chúng ta luôn hoạt động không ngừng để bơm máu và năng lượng đi khắp cơ thể thông qua các động mạch. Để quá trình này được diễn ra phải có một áp lực nhất định lên thành mạch máu. Áp lực này được gọi là huyết áp. Thông thường, huyết áp sẽ biến đổi tùy theo thời gian và hoạt động của mọi người. Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm. Huyết áp hạ xuống thấp nhất từ khoảng 1 – 3 giờ sáng khi ngủ say và lên cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi cơ thể vận động nhiều, căng thẳng thần kinh hoặc xúc động mạnh sẽ khiến cho huyết áp tăng cao. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn huyết áp sẽ được hạ xuống.
Thực tế, huyết áp cao và huyết áp thấp đều có những nguy hại nhất định đối với sức khỏe con người. Bất cứ ai trong số chúng ta cũng đều nên biết và nắm rõ các chỉ số huyết áp để theo dõi và điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống của mình cho phù hợp. Trong y học có một số thông số chỉ số huyết áp với đơn vị đo là mmHg. Chỉ số này bao gồm: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
– Huyết áp tâm thu là áp lực sinh ra ở động mạch khi tim co bóp. Thông thường huyết áp tâm thu giao động quanh ngưỡng 120 mmHg.
– Huyết áp tâm trường là áp lực trong động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa hai lần co bóp. Huyết áp tâm trường ở mức bình thường không vượt ngưỡng 80 mmHg.
– Mức huyết áp cho người bình thường xấp xỉ 120/80 mmHg.
Tăng huyết áp và quá trình diễn ra
Dưới tác động của huyết áp động mạch luôn co giãn tương đối. Tuy nhiên nếu huyết áp của bạn tăng lên quá cao 140/90 mmHg hoặc hơn và trong thời gian kéo dài, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện những tổn thương ở động mạch cũng như nhiều cơ quan quan trọng khác.
Cao huyết áp là một căn bệnh mãn tính, xuất hiện khi huyết áp ở thành động mạch liên tục lên cao bất thường. Huyết áp tăng cao sẽ sẽ khiến động mạch co giãn quá mức gây ra những vết rách vi thể trên thành động mạch. Theo thời gian, những vết rách khi liền sẽ biến thành mô sẹo làm xơ cứng, giảm độ đàn hồi của động mạch. Mô sẹo còn giữ các tế bào máu và cholesteron lưu thông ngang gây nên các cục máu đông. Động mạch sẽ bị tắc và mất chức năng lưu thông máu khiến các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy và năng lượng.
Khi đó, tim cũng phải hoạt động mạnh hơn để bơm máu qua các động mạch bị xơ vữa, điều này dễ dẫn đến tình trạng đại phì cơ tim. Biến chứng phì đại cơ tim sẽ khiến tim bị suy yếu, mất khả năng bơm đủ lượng máu cho các cơ quan và cuối cùng bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ trụy tim. Trong một thời gian dài, cơ tim nếu không được cung cấp lượng oxy đầy đủ cũng sẽ chết dần do tắc mạch. Nếu động mạch bị tắc nghẽn càng lâu do huyết áp thì tim của bạn phải gánh chịu những hậu quả lớn nhất.
Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp
Những triệu chứng của bệnh cao huyết áp thường diễn biến thầm lặng, ít khi được biểu hiện rõ ràng nhưng những biến chứng của nó lại gây ra những hậu quả hết sức nặng nề. Nhiều người khi đi thăm khám các bệnh khác hoặc đi khám theo định kỳ mới biết được mình đang bị cao huyết áp. Trong khi đó từ trước đến giờ không hề nhận thấy dấu hiệu nào.
Một số trường hợp có thể nghi ngờ là bị cao huyết áp nếu xuất hiện thường xuyên như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ nhẹ,….Đây là một trong những biểu hiện nhẹ. Một số bệnh nhân khác có biểu hiện tăng huyết áp dữ dội hơn như đau nhói vùng tim, suy giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, nôn ói, thường xuyên đánh trống ngực và hốt hoảng.
Trình trạng bệnh có thể nguy hiểm nếu chờ diễn biến rõ ràng. Dấu hiệu đầu tiên có thể là cơn đột quỵ hoặc đau tim. Vì vậy việc khi khám bệnh định kỳ là vô cùng quan trọng đối với mỗi người để kiểm soát được tất cả các căn bệnh.
Nếu như ở gia đình bạn có người bị tăng huyết áp, đột quỵ hay có những yếu tố của bệnh nói trên thì hãy thường xuyên đi kiểm tra huyết áp định kỳ trong vòng vài thắng. Hoặc bạn có thể đặt mua dụng cụ đo huyết áp tại nhà.
Trên đây là những thông tin về bệnh cao huyết áp mà chúng tôi đã tổng hợp lại và muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này, các bạn đã có thêm một số kiến thức để từ đó biết cách phòng tránh bệnh cao huyết áp, bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.