Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, đang có tỷ lệ gia tăng không ngừng trên toàn thế giới. Theo thống kê, số ca tử vong do bệnh tiểu đường chỉ đứng sau HIV/AIDS. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu phát hiện sớm và thực hiện nghiêm túc chế độ điều trị, người bệnh sẽ giảm thiểu được nguy cơ biến chứng và khả năng tử vong. Vậy điều trị bệnh tiểu đường như thế nào? Hãy cùng 24hTin tìm hiểu rõ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bệnh tiểu đường có thể được chia làm 2 loại là tiểu đường mãn tính (tuýp 1, tuýp 2) và tiểu đường thai kỳ (tuýp 3). Đối với tiểu đường tuýp 3, bệnh sẽ tự khỏi sau khi sinh nhưng các bà mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống, tránh nạp vào quá nhiều tinh bột và đường ở lần mang thai sau để hạn chế nguy cơ mắc phải tiểu đường mãn tính. Còn với tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, người bệnh cần thay đổi nhiều trong thói quen ăn uống, sinh hoạt để giúp ổn định lượng đường huyết. Chẳng hạn như:
Kiểm soát chế độ ăn uống
Khi bị tiểu đường, nên hạn chế ăn các món ngọt và chỉ nên dùng đường dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn theo nguyên tắc:
– Ăn rau và canh trước khi ăn cơm để tạo cảm giác no.
– Bổ sung các loại trái cây ít ngọt (cam, bưởi, quýt,…), thực phẩm chứa nhiều chất xơ (ngô, các loại đậu, gạo lức,…), ăn nhiều ngũ cốc, dùng các chất béo có lợi (dầu cá hồi, dầu đậu nành,…).
– Không ăn cơm sau 8 giờ tối.
– Chỉ được ăn trái cây sau khi ăn cơm ít nhất 30 phút.
– Không uống bia rượu và hút thuốc lá.
Vận động vừa sức
Mỗi ngày, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, thực hiện các bài tập vừa sức để nâng cao sức khỏe và tránh béo phì như: bơi lội, đi bộ, đạp xe,….Bên cạnh đó, yoga cũng là một phương pháp giúp kích thích cơ thể sản sinh insulin hiệu quả.
Duy trì cân nặng hợp lý
Bệnh nhân tiểu đường không được để cân nặng vượt quá mức cho phép, nhất là béo phì. Vì ở những người béo phì, cơ thể sẽ tự sản sinh ra một loại chất có tác dụng kháng insulin, gây bất lợi cho sức khỏe.
Có lối sống lành mạnh
Người bệnh cần giữ tâm trạng thoải mái, tránh để bị stress, không thức khuya, ngủ đủ giấc để có được một tinh thần lạc quan, phấn chấn và giúp cơ thể lúc nào cũng ở trạng thái tốt.
Uống thuốc đều đặn
Không riêng tiểu đường mà với tất cả các loại bệnh khác, thuốc là một yếu tố không thể thiếu để giúp việc điều trị có hiệu quả. Người bệnh cần phải uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh mới có thể được kiểm soát tốt. Nếu không dùng thuốc Tây Y, bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc Đông Y.
Thường xuyên đo đường huyết, tái khám định kỳ
Thường xuyên đo đường huyết, tái khám sẽ giúp người bệnh biết được tình trạng bệnh của mình để có những phương án, chế độ điều trị thích hợp. Vì ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ cần một phác đồ điều trị và liều lượng cũng như loại thuốc khác nhau.
Áp dụng các phương pháp y học cổ truyền
Bên cạnh các phương pháp điều trị nói trên, người bệnh tiểu đường cũng được khuyến khích nên áp dụng thêm các phương pháp y học cổ truyền như: châm cứu, ấn huyện, kích thích huyệt vị,…để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng thực phẩm bổ sung
Một số loại thực phẩm bổ sung được bào chế từ mướp đắng, hoàng bá, quế chi,…mang lại tác dụng tích cực trong việc điều trị tiểu đường mà bệnh nhân có thể sử dụng thêm. Tuy nhiên, khi áp dụng thêm bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ điều trị.
Trên đây là các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích và biết được cách điều trị tiểu đường như thế nào để mang lại hiệu quả.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.