Ngược lại với cầu vồng sau cơn mưa, cầu vồng quanh mặt trời thường xuất hiện vào những ngày nắng nóng. Gần đây, vào cuối tháng 4, hiện tượng này đã xảy ra ở tỉnh Quảng Nam, gây nên sự tò mò và thắc mắc cho rất nhiều người. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lý giải hiện tượng cầu vồng xung quanh mặt trời trong bài viết dưới đây.
Hiện tượng cầu vồng quanh mặt trời có hiếm không?
Hiện tượng cầu vồng quanh mặt trời thường xảy ra vào những ngày trời trong và nắng nóng. Lúc này, xung quanh mặt trời xuất hiện một vầng sáng bao quanh rất to và cũng gồm những màu tương tự như trong cầu vồng sau mưa nhưng được sắp xếp ngược lại. Hiện tượng này đã từng xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới và đã được ghi nhận lại như:
– Xuất hiện ở Malaysia ngày 6/7/2007.
– Xuất hiện ở Đà Nẵng ngày 18/9/2008.
– Xuất hiện ở Mexico ngày 21/5/2015.
– Xuất hiện ở Phú Thọ ngày 23/5/2015.
– Xuất hiện ở Quảng Nam ngày 26/4/2019.
Ngoài ra, còn rất nhiều nơi trên thế giới đã từng xuất hiện hiện tượng này. Mặc dù tần suất xuất hiện tương đối ít nhưng khi xuất hiện, hiện tượng này có thể kéo dài trong nhiều giờ liền. Bạn có thể chụp ảnh hoặc quay phim lại khi nhìn thấy cầu vồng xung quanh mặt trời để quan sát dễ dàng hơn.
Lý giải hiện tượng cầu vồng xung quanh mặt trời
Hiện tượng vòng cầu vồng xuất hiện quanh mặt trời được gọi là hào quang mặt trời hay quầng mặt trời. Đây là một hiện tượng quang học được tạo ra bởi sự tương tác của mặt trời với các tinh thể băng lơ lửng trong khí quyển. Ở một độ cao nhất định, hơi nước và các loại khí có trong bầu khí quyển sẽ đông lại và tạo thành các tinh thể băng có kích thước và hình dạng ngẫu nhiên. Ánh sáng mặt trời chiếu đến những tinh thể băng này sẽ trải qua hai lần khúc xạ hoặc uốn cong. Ở lần khúc xạ thứ hai, ánh sáng sẽ xuất hiện thành một vòng hào quang quanh mặt trời. Hiện tượng này xảy ra với mọi nguồn sáng, kể cả mặt trăng. Nhưng vào ban ngày là lúc chúng ta dễ dàng quan sát nhất.
Ngoài ra còn có một nguyên nhân để xuất hiện quầng mặt trời, đó là khi mặt trời ở dưới tầng thấp. Lúc này, ánh sáng mặt trời chiếu qua các đám mây ti tầng (Cirrostratus) có cấu trúc tinh thể ở độ cao 6 – 8 km. Các cấu trúc tinh thể này gây ra hiện tượng khúc xạ, dẫn đến hình thành một hào quang quanh mặt trời. Thực tế, có rất nhiều loại hào quang có thể xảy ra nhưng hào quang tròn (hay hào quang 22 độ) là loại thường xuất hiện nhất.
Hào quang mặt trời xuất hiện báo hiệu điều gì?
Nhiều người cho rằng hào quang mặt trời xuất hiện báo hiệu cho một điềm xấu, UFO hoặc một điều may mắn. Nhưng thực tế, đây chỉ là một hiện tượng phản xạ ánh sáng bình thường. Hiện tượng này thường xuất hiện vào thời điểm nắng nóng, có ý nghĩa báo hiệu cho một cơn mưa lớn sắp xảy ra sau thời gian khô hạn kéo dài.
Hi vọng rằng bài viết trên đây của 24hTin đã giúp các bạn hiểu được cầu vồng quanh mặt trời là hiện tượng gì cũng như nguyên nhân và ý nghĩa của nó. Từ đó, các bạn có thể hiểu rõ hơn về những hiện tượng khoa học xảy ra trong cuộc sống.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.